Lãnh đạo không chỉ là một chức danh mà còn là người chỉ đường, quản lý và ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tổng thể của doanh nghiệp. Để trở thành một nhà quản trị xuất sắc, người lãnh đạo cần không ngừng rèn luyện và nâng cao kỹ năng, luôn học hỏi những kiến thức mới để hoàn thiện nhiều kỹ năng cần thiết khác nhau. Trong số đó, các kỹ năng mềm là quan trọng nhất, đóng đến 80% khả năng thành công của 1 người lãnh đạo. Tham khảo ngay các kỹ năng mềm cho lãnh đạo sau đây để nắm được, học tập và trở thành 1 nhà lãnh đạo thành công.

1. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Mỗi ngày, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều vấn đề lớn nhỏ khác nhau. Với kỹ năng lãnh đạo, người quản trị phải có khả năng tư duy, nhận diện nhanh và đưa ra giải pháp kịp thời để giải quyết vấn đề một cách hợp lý. Tony Robbins từng nói: “Người lãnh đạo dành 5% thời gian cho rắc rối và 95% thời gian cho giải pháp. Hãy vượt qua và nghiền nát nó!”. Biết cách giải quyết vấn đề sẽ giúp tránh những thiệt hại không đáng có và bảo vệ sự phát triển của doanh nghiệp cũng như quyền lợi của nhân viên.

[Top 10] Kỹ năng mềm cho lãnh đạo để thành công
Doanh nghiệp và nhà lãnh đạo sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn nhỏ khác nhau hằng ngày

2. Kỹ năng quản lý sự biến động

Người lãnh đạo cần có khả năng xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược và dự đoán rủi ro trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Để làm được điều này, nhà quản trị phải nắm vững thị trường và tình hình của doanh nghiệp. Từ đó,họ tính toán những biến động có thể xảy ra trong tương lai và đưa ra phương án dự phòng nhằm tránh gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp.

3. Kỹ năng giao tiếp

Một trong những yếu tố quan trọng để thành công trong vai trò lãnh đạo là khả năng giao tiếp hiệu quả trong các tình huống chia sẻ, đàm phán, thuyết phục, đưa ra yêu cầu hoặc mệnh lệnh. Ngoài ra, việc dành thời gian trò chuyện với nhân viên cũng là một điều đặc biệt quan trọng để xây dựng tinh thần trong đội ngũ.

Người làm quản lý thường bận rộn và ít khi rảnh rỗi, nhưng việc sắp xếp thời gian để chia sẻ với nhân viên về mục tiêu, định hướng, quan điểm làm việc, và suy nghĩ cá nhân sẽ giúp nhận được sự đồng cảm và thấu hiểu của nhân viên mỗi khi ra quyết định.

Ngoài ra, người quản trị cũng nên tạo ra một môi trường mà người lao động luôn cảm thấy thoải mái khi chia sẻ các vấn đề khó khăn họ đang gặp phải, hoặc khi họ nhận thấy điều gì đó cần thay đổi trong công việc để đạt hiệu quả cao hơn. Chỉ bằng việc dành thời gian trò chuyện với nhân viên, người lãnh đạo sẽ cải thiện được rất nhiều sự gắn kết của đội ngũ.

[Top 10] Kỹ năng mềm cho lãnh đạo để thành công
Việc trò chuyện và giao tiếp với nhân viên là 1 quá trình ươm mầm sự gắn kết bền chặt

4. Kỹ năng lắng nghe

Là một phần không thể tách rời để giao tiếp hiệu quả trong công việc, nhà lãnh đạo cần có khả năng hiểu và suy xét những điều nhân viên đề xuất. Lắng nghe tích cực giúp nhà quản lý nhận biết vấn đề thực sự. Điều này không chỉ giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên và lãnh đạo mà còn tạo môi trường làm việc tích cực. Khi đảm nhận vai trò lãnh đạo, nếu đưa ra ý kiến hoặc nhận định quá sớm, điều này có thể vô tình dập tắt sự sáng tạo và tinh thần xây dựng của nhân viên, khiến họ thiếu chủ động trong công việc.

5. Kỹ năng giải quyết xung đột

Xung đột nội bộ là điều khó tránh khỏi trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Sự khác nhau về lợi ích, tính cách, quan điểm, phương pháp làm việc,… có thể gây ra mâu thuẫn.

Một người lãnh đạo giỏi sẽ biết cách phát hiện các dấu hiệu xung đột sớm để dập tắt kịp thời, không để những mâu thuẫn tranh cãi leo thang. Trong trường hợp xung đột đã hoặc đang xảy ra, nhà lãnh đạo cần tìm cách giải quyết hợp lý và công bằng nhằm dập tắt hoàn toàn xung đột, đồng thời nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ chức.

[Top 10] Kỹ năng mềm cho lãnh đạo để thành công
Việc giải quyết các xung đột nội bộ là không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

6. Kỹ năng học hỏi và phát triển bản thân

Làm lãnh đạo cũng giống như thuyền trưởng của một con tàu. Kinh nghiệm dày dặn trong thực tế thôi chưa đủ; người lãnh đạo còn phải có kiến thức chuyên sâu về nhiều lĩnh vực quản trị khác nhau như quản trị nhân lực, quản lý tài chính, và quản trị rủi ro để có tầm nhìn xa hơn, giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh. Chỉ cần thiếu hụt kiến thức hoặc kỹ năng trong một mảng quản trị, họ có thể gặp những trở ngại trong công việc. Vì vậy, một nhà lãnh đạo giỏi luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc không ngừng học hỏi và phát triển bản thân.

7. Tư duy chiến lược

Chiến lược là kế hoạch và định hướng hành động của doanh nghiệp hướng tới một mục tiêu chung. Với tư duy và kỹ năng lãnh đạo, các nhà quản trị sẽ giúp doanh nghiệp phát triển theo đúng lộ trình và kế hoạch đã xây dựng, vượt qua đối thủ và hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.

[Top 10] Kỹ năng mềm cho lãnh đạo để thành công
Kế hoạch và định hướng hành động của lãnh đạo chính là kim chỉ nan của cả tổ chức, dù kim chỉ là đúng hay sai lầm.

8. Kỹ năng truyền cảm hứng

Một nhà lãnh đạo biết cách truyền cảm hứng và tạo động lực sẽ giúp gắn kết nhân sự và thúc đẩy đội nhóm phấn đấu. John Quincy Adams từng nói: “Nếu những hành động của bạn truyền cảm hứng cho những người khác ước mơ nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm nhiều việc hơn và trở nên tốt đẹp hơn, bạn là một người lãnh đạo.”

Trong những thời điểm khó khăn, cảm hứng và động lực từ người lãnh đạo sẽ mang lại cho nhân sự cảm giác tin tưởng, tạo thành chỗ dựa vững chắc để vượt qua mọi thử thách.

9. Thái độ tích cực

Thái độ tích cực giúp bạn duy trì sự kiên trì trên con đường thành công và góp phần tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ và lành mạnh. Khi nhân viên cảm thấy họ được làm việc trong một môi trường tích cực, họ sẽ tăng cường hứng thú và đam mê với công việc hơn.

[Top 10] Kỹ năng mềm cho lãnh đạo để thành công
Không chỉ trong công việc, một thái độ tích cực còn làm cuộc sống dễ thở hơn rất nhiều

10. Tinh thần trách nhiệm

Trách nhiệm là một trong những giá trị không thể thiếu của một người làm con, một nhân viên và một nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo có trách nhiệm là những người tuân thủ nội quy, quy chế và các quy định của tổ chức, làm việc một cách tự giác, chủ động, linh hoạt và sáng tạo. Họ cần có tinh thần đóng góp ý kiến và công sức, hợp tác cao, không đổ thừa trách nhiệm, luôn luôn nỗ lực hết sức mình và biết sử dụng nguồn lực có sẵn để giải quyết các vấn đề.

11. Biết cách kiểm soát cảm xúc

Khả năng kiểm soát cảm xúc giúp người lãnh đạo thể hiện sự tự tin, ổn định trong quyết định và hành động của mình. Họ có thể tạo ra niềm tin và động lực cho nhóm, góp phần xây dựng một môi trường làm việc tích cực và đáng tin cậy. Việc thể hiện sự thông cảm và tôn trọng với những cảm xúc này cũng tạo ra sự gắn kết và hiệu quả trong quá trình làm việc nhóm.

[Top 10] Kỹ năng mềm cho lãnh đạo để thành công
Biết kiểm soát cảm xúc giúp người lãnh đạo thể hiện sự tự tin, dễ dàng làm chủ mọi tình huống

Trên hành trình lãnh đạo, việc sở hữu và phát triển các kỹ năng mềm là điều không thể thiếu. Những kỹ năng này không chỉ giúp người lãnh đạo thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhóm mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho một môi trường làm việc tích cực và đoàn kết. Sự phát triển của kỹ năng mềm không chỉ mang lại sự phát triển cá nhân cho nhà lãnh đạo mà còn đóng góp tích cực vào thành công lâu dài của tổ chức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *